Featured news - Admissions

News

Worldskills Kazan 2019, Bài học trong đào tạo nghề nghiệp và huấn luyện thí sinh

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức Hội thảo Worldskills Kazan 2019, Bài học trong đào tạo nghề nghiệp và huấn luyện thí sinh. Tham dự Hội thảo có ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; lãnh đạo Vụ Kỹ năng nghề, đại diện Văn phòng thuộc Tổng cục; ông Dương Đức Lân, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ông Cao Văn Sâm, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; ông Ha Sang Jin, Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc; chuyên gia, thí sinh, đại diện lãnh đạo các đơn vị đăng cai huấn luyện; đại diện phóng viên của một số cơ quan thông tấn báo chí.

                                                                                  Phó Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng phát biểu tại Hội thảo                           

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trương Anh DũngPhó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, chất lượng kỹ năng nghề của lực lượng lao động không chỉ các quốc gia đang phát triển mà các quốc gia đang phát triển như Mỹ, Đức cũng rất quan tâm và coi trọng. Công tác tổ chức thi tay nghề các cấp bên cạnh việc đem lại thành tích, nâng cao hình ảnh kỹ năng nghề của Việt Nam trên trường quốc tế còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển những ngành nghề mới cùng với những mô hình đào tạo phù hợp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Vưa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành danh mục nghề trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có một số nghề được trình diễn tại trong Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 tại Nga. Vấn đề là làm thế nào để phát triển đào tạo những ngành nghề như vậy ở quy mô quốc gia là điều rất cần thiết. Phó Tổng Cục trưởng đánh giá cao ý tưởng tổ chức Hội thảo vì đây là lần đầu tiên tổ chức một hội thảo về công tác thi tay nghề ngay sau khi kỳ thi tay nghề thế giới kết thúc.

                                                                                       Nguyên Tổng Cục trưởng Dương Đức Lân phát biểu tại Hội thảo                       

Tại phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về việc lựa chọn thí sinh, bàn một số giải pháp tăng cường năng lực, chất lượng tổ chức các Kỳ thi tay nghề cấp cơ sở, quốc gia, ASEAN và thế giới.

Chia sẻ về bài học thành công của việc tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới, ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Đại biểu kỹ thuật của Việt Nam, Đại biểu Ủy ban Kỳ thi cho rằng, thành công của Đoàn Việt Nam tại Kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới có được trước hết là do sự quan tâm, quyết tâm của lãnh đạo các cấp từ Trung ương, Bộ ngành, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt kỹ thuật và tài chính của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là phong trào dạy và học, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, rông khắp cả nước ở nhiều cấp với quy mô lớn; Sớm hội nhập quốc tế về thi tay nghề, tăng cường hợp tác quốc tế về thi tay nghề ở nhiều hình thức khác nhau ở cấp độ quốc gia; tăng cường hợp tác với doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế có quy mô hoạt động lớn với ứng dụng KHCN hiện đại, có kinh nghiệm trong huấn luyện thí sinh thi tay nghề; tăng cường huy động nguồn tài chính xã hội hóa; đổi mới và chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa cho công tác huấn luyện thí sinh; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia; đảm bảo chất lượng trong các kỳ thi tay nghề quốc gia với 7 giá trị cốt lõi: Đa dạng, xuất sắc, công bằng, đổi mới, niêm chính, hợp tác và minh bạch, gắn đào tạo giáo dục nghề nghiệp với chuẩn kỳ thi tay nghề,…Về để xuất một số nội dung đổi mới về công tác thi tay nghề quốc gia năm 2020, thời gian làm bài thi của thí sinh tăng lên từ 12 đến 18 tiếng thay vì từ 5 đến 8 tiếng như trước đây; thí điểm mời doanh nghiệp, chuyên gia độc lập trong nước hoặc quốc tế tham gia biên soạn đề thi và tham gia đánh giá cho điểm bài thi và một số nghề; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý sai phạm đảm bảo kỳ thi công bằng, công khai, minh bạch, sáng tạo và hội nhập; có chính sách thu hút và nâng cao chất lượng đầu vào thí sinh tham dự thi tay nghề quốc gia; đa dạng hóa nguồn tài chính, kỹ thuật cho công tác thi tay nghề.

                                                                             Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề phát biểu tại Hội thảo

Chia sẻ về kinh nghiệm tham dự thi tay nghề của Hàn Quốc, ông Ha Sang Jin, Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc cho biết Chính phủ Hàn Quốc ngay từ những năm 1966, 1967 khi nền kinh tế hết sức khó khăn đã quan tâm đầu tư cho công tác thí tay nghề. Việc dành thành tích tốt tại Kỳ thi tay nghề thế giới sẽ nâng cao trình độ tay nghề cho lao động Hàn Quốc trên thế giới, chất lượng sản phẩm của Hàn Quốc cũng có giá trị cao và tính cạnh tranh cao. Công tác thi tay nghề quốc gia của Hàn Quốc cơ bản có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, tuy nhiên thì Hàn Quốc tổ chức Kỳ thi tay nghề quốc gia mỗi năm một lần; chế độ đãi ngộ, ưu tiên đối với thí sinh đạt thành tích cao tại Kỳ thi tay nghề thế giới được Chính phủ Hàn Quốc hết sức quan tâm. Để lựa chọn đội tuyển thí sinh tham dự Kỳ thi tay nghề thế giới, Hàn Quốc dựa trên đội ngũ thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề quốc gia hai năm trước đó và tổ chức sát hạch, thi tuyển. Những thí sinh đạt thành tích cao tại Kỳ thi tay nghề thế giới được Chính phủ tặng bằng khen, tiền thưởng của Tổng thống và được miễn học phí khi tham gia học đại học và được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp. Ông Ha Sang Jin cũng khuyến cáo để nâng cao chất lượng công tác thi tay nghề, Việt Nam cần xây dựng hành lang pháp lý, có chế ưu tiên, đãi ngộ cho thí sinh đạt thành tích cao; thu hút doanh nghiệp tham gia sâu vào công tác thi tay nghề về cung cấp đội ngũ chuyên gia, máy móc trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ cho công tác thi tay nghề các cấp.

                                                                Ông Ha Sang Jin, Trưởng Văn phòng đại diện HRD Hàn Quốc phát biểu tại Hội thảo

Về giải pháp tăng cường năng lực, chất lượng tổ chức các Kỳ thi tay nghề cấp cơ sở, quốc gia, ASEAN và thế giới, ông Dương Đức Lân, nguyên Trưởng Đoàn Việt Nam tham dự các kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng về cơ bản chất lượng công tác tổ chức thi tay nghề các cấp được nâng lên thể hiện thành tích thi ASEAN, thế giới của Đoàn Việt Nam ngày càng tiến bộ rõ rệt. Đối với Kỳ thi tay nghề thế giới, 3 kỳ thi gần đây chúng ta dành huy chương nhưng có sự giúp đỡ của yếu tố nước ngoài. Vì vậy, cần phát huy nội lực hơn nữa để chúng ta tạo sự đột phá trong công tác thi tay nghề; cần gắn kết mật thiết doanh nghiệp trong đào tạo, huấn luyện thi tay nghề. Tôi cho rằng mô hình mô hình tổ chức, huấn luyện về thi tay nghề của Hàn Quốc rất đáng cho Việt Nam tham khảo và vận dụng.

Về công tác tổ chức đăng cai huấn luyện và rèn luyện thí sinh, ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội cho rằng chuyên gia là yếu tố rất quan trọng giúp cho thi tay nghề đạt thành tích cao. Vì vậy cần có cơ chế xây dựng, sát hạch, tuyển chọn đội ngũ chuyên gia huấn luyện thi tay nghề các cấp. Trình độ ngoại ngữ của chuyên gia và thí sinh sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Việt Nam tại đấu trường thế giới. Việc huấn luyện thí sinh cần có kế hoạch chi tiết cụ thể. Bên cạnh chuyên môn, sức khỏe thí sinh cũng rất quan trọng.

                                                                         Thí sinh Trương Thế Diệu chi sẻ về kinh nghiệm thi tay nghề thế giới

Chia sẻ về kinh nghiệm thi tay nghề thế giới, thí sinh Trương Thế Diệu, thí sinh giành Huy chương Bạc Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 tại Kazan, Liên bang Nga nghề Phay CNC cho biết, em đã có thời gian 3 năm rèn luyện tại DENSO trong đó có 1 năm rèn luyện kỹ năng cơ bản tại Viện đào tạo DENSO và hai năm còn lại hoàn thiện kỹ năng thi tay nghề thế giới. Trong quá trình huấn luyện, công nghệ và máy móc phục vụ huấn luyện luôn được cập nhật theo hướng hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn của thế giới. Việc thực hiện nghiêm túc và say mê chương trình huấn luyện là điều quan trọng để thành công. Diệu cho rằng trong quá trình thực hiện bài thi cần có chiến thuật và cần có bản lĩnh thi đấu.

Toàn cảnh Hội thảo

Chiều cùng ngày, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề chuyên sâu về Bài học kinh nghiệm trong đào tạo nghề nghiệp: Chuẩn kỹ năng từ đề thi tay nghề ASEAN, Thế giới và Chương trình đào tạo tại Việt Nam các nghề Lắp đặt điện; Kỳ thuật khuôn đúc nhựa; Khuôn mẫu; Gia công kim loại tấm; Lắp đặt mạng thông tin; giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin; Xây gạch; Công nghệ nước; Cơ điện tử, Điện tử.

 

                                                                                                                                                                                                           VP TCGDNN