Tin bài nổi bật - Tuyển sinh

Tin bài nổi bật

Cơ chế tự chủ đã tạo nên thương hiệu của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 538/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM giai đoạn 2016 - 2019 (nay là Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II).

Từ khi thực hiện tự chủ HVCT đã đổi mới tư duy, nhận thức trong quản trị nhà trường phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Đã tạo ra được niềm tin cho doanh nghiệp, xã hội, đã khẳng được được chất lượng và thương hiệu của nhà trường từ cơ chế tự chủ này.

Cơ chế tự chủ đã tạo nên thương hiệu của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II - Ảnh 1.

TS Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng HVCT.

Điển hình như em Nguyễn Thái Phương là cựu sinh viên của Khoa bảo hộ lao động và môi trường, là sinh viên đại diện cho Việt Nam tham gia kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019 ngành công nghệ nước, đạt chứng chỉ xuất sắc. Sau khi Nguyễn Thái Phương đã đạt được thành tích trong kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019, đã được nhà trường giữ lại làm việc tại trường, hiện em đang là giáo viên của Khoa Bảo hộ lao động và môi trường, một trong ba khoa tự chủ của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

Định hướng đúng từ cơ chế tự chủ

Nhà trường xác định giá trị cốt lõi: "chất lượng đào tạo là danh dự và thương hiệu của nhà trường". Nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ đối với người học là vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong trường. Với phương châm "Trường và doanh nghiệp là hai thành tố của thị trường lao động" đã tạo ra một đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam năm 2021đó là em Nguyễn Thái Phương.

Cơ chế tự chủ đã tạo nên thương hiệu của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II - Ảnh 2.

SInh viên HVCT sau khi được đào tạo đều giỏi chuyên môn, vững tay nghề.

TS Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cho rằng cơ chế tự chủ của nhà trường đã lột xác các hoạt động của nhà trường, đem lại giá trị của nhà trường gần với doanh nghiệp, xã hội hơn. Từ khi trường thực hiện tự chủ đã tạo cho nhà trường năng động hơn đặc biệt là cơ chế đào tạo gắn với doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp vào nhà trường để cùng đạo tạo, em Nguyễn Thái Phương là một trong số được nằm trong cơ chế đào tạo này, kết quả là em Nguyễn Thái Phương đạt chứng chỉ xuất sắc trong kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019, đến bây giờ là đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam.

Cơ chế tự chủ đã tạo nên thương hiệu của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II - Ảnh 3.

TS Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trường HVCT và em Nguyễn Thái Phương (bên trái) tại kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019.

Quyết liệt chỉ đạo thực hiện cơ chế tự chủ

Chúng tôi khi nghiên cứu về cơ chế tự chủ của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã nhận thấy chân dung của một lãnh đạo có tư tưởng đổi mới, tư tưởng về tự chủ và chỉ đạo rất quyết liệt về thực hiện cơ chế tự chủ này, đó là TS Bùi Văn Hưng, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II.

TS Bùi Văn Hưng đã chia sẻ, khi ông đã đặt bút viết đề án đổi mới cơ chế hoạt động của trường dưới sự phân công của Hiệu trưởng ông không hiểu nhiều, chỉ có tư tưởng là phải có cơ chế đột phá cho nhà trường nhằm thúc đẩy phát triển nhà trường trong bối cảnh mới.

Cơ chế tự chủ đã tạo nên thương hiệu của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II - Ảnh 4.

TS Bùi Văn Hưng, Phó Hiệu trưởng HVCT.

"Khi đó tôi nhận ra chỉ có tự chủ mới vận hành đúng cho xu thế đổi mới này, tôi cùng TS Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng và tập thể lãnh đạo nhà trường quyết tâm thực hiện đổi mới, kết quả là Thủ tướng đã giao thí điểm tự chủ cho nhà trường, tôi thực sự hạnh phúc được Thủ tướng ban hành quyết định số 538/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường", TS Bùi Văn Hưng kể lại.

Cơ chế tự chủ đã tạo nên thương hiệu của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II - Ảnh 5.

Trường HVCT cam kết 100% sinh viên ra trường đều có việc làm.

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II đã khẳng định được giá trị, thương hiệu của mình từ cơ chế tự chủ, phát huy rất tốt, có những đột phá, bước đi phù hợp cho cơ chế này, đã minh chứng sản phẩm đào tạo từ đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam là em Nguyễn Thái Phương. Có thể nói cơ chế đổi mới đã giúp cho nhà trường khẳng định được thương hiệu và giá trị trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.