Chọn nghề

Điện tử công nghiệp
Thu nhập
Học phí
Cơ hội
Thu nhập: Từ 5 đến 8 triệu VNĐ
Học phí Cao đẳng/ tháng: 735,343.75 VNĐ
Học phí Trung cấp/ tháng: 609,413.79 VNĐ
Cơ hội: Thuận lợi

Mô tả nghề

Đang cập nhật...

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Các nhiệm vụ chủ yếu của người làm ngành/nghề Điện tử công nghiệp là: lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản; lắp đặt và sửa chữa bảo dưỡng các khí cụ điện hạ thế; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các bộ điều khiển; lắp đặt và bảo trì các mạch xung - số; lắp đặt và sửa chữa các vi mạch số và IC thông dụng; phân tích, lắp ráp các bộ biến đổi công suất; lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử; lắp đặt các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp, các thiết bị và hệ thống bảo vệ, các bảng mạch điện tử công nghiệp; kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng trên thiết bị điện tử công nghiệp; thay thế tương đương, linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử công nghiệp; hiệu chỉnh được các thông số kỹ thuật của mạch điện; xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình làm việc của thiết bị; lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố; kết nối mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lý; chống ẩm và rò điện tốt cho thiết bị; vận hành chạy thử toàn bộ mạch điện; thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện và vệ sinh công nghiệp.

Vị trí việc làm của nghề

Người làm ngành/nghề Điện tử công nghiệp thường được bố trí làm việc ở các nhà máy hoặc phân xưởng, các công ty, doanh nghiệp điện điện tử. Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng, bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

Ngành nghề liên quan tương tự

Đang cập nhật...

Các môdun/ Môn học chính

Linh kiện điện tử; Mạch điện tử cơ bản; Điện tử công suất; Kỹ thuật xung - số; Vẽ mạch điện tử; Chế tạo mạch in và hàn linh kiện; thuật cảm biến; PLC cơ bản; Điều khiển lập trình cỡ nhỏ; Sửa chữa thiết bị điện tử CN; Lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện gia dụng; Vi điều khiển; Sửa chữa nguồn ATX; Điện tử nâng cao; PLC nâng cao; Điều khiển điện khí nén; Điều khiển thuỷ lực; Hệ thống sản xuất linh hoạt MPS; Thực tập tốt nghiệp.

Yêu cầu đối với người học

- Tốt nghiệp THCS trở lên - Nắm vững kiến thức thực hành nghề

Yêu cầu chuẩn đầu ra của nghề

- Kỹ năng cứng: Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp: Đạt bậc 3/5 của Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, với những kỹ năng cụ thể: + Sử dụng một số thiết bị an toàn; + Ứng dụng tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề; + Đọc các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); + Thao tác các kỹ năng thực và tạo ra các sản phẩm cơ khí cơ bản; + Vận hành các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp; + Kết nối máy tính với thiết bị ngoại vi; + Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp; + Bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc; + Thiết kế một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng; + Sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghành và quản lý, tổ chức sản xuất; + Lắp đặt và điều khiển các động cơ điện 1 chiều, xoay chiều 1 pha và 3 pha theo yêu cầu; + Lắp đặt và vận hành hệ thống khí nén cơ bản theo yêu cầu; + Lắp ráp, lập trình và điều khiển rô bốt công nghiệp đơn giản; - Kỹ năng mềm: + Có kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của nghề Điện tử công nghiệp; + Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động; + Có năng lực thực hiện các kỹ năng thiết yếu, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan sát, kỹ năng đánh giá, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng dụng thực tế, kỹ năng phân tích, kỹ năng kiên trì.

Ai phù hợp với nghề

Có sức khỏe để học tập và lao động phù hợp với nghề cần học; Trong độ tuổi quy định từ 15 đến 40 tuổi; Không trong thời gian bị truy tố hoặc thi hành án hình sự.

Chi phí đào tạo trung bình

Đang cập nhật...

Danh sách các đơn vị đào tạo

Đang cập nhật...

Thu nhập
Học phí
Cơ hội

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Dễ tìm việc làm

Cơ hội phát triện nghề nghiệp, việc làm

Thuận lợi

Cơ hội nâng cao trình độ/ chuyển đổi nghề nghiệp

Thuận lợi

Thu nhập bình quân/ tháng sau tốt nghiệp

Nhỏ hơn 5 triệu VNĐ

Số lượng sinh viên những năm gần đây

Năm 2017: 2079 học viên

Năm 2016: 1814 học viên

Năm 2015: 2196 học viên

Năm 2014: 1919 học viên

Năm 2013: 1436 học viên

Tìm việc làm ở đâu

Đang cập nhật...

Thông tin ngành/ nghề đào tạo

Nghề đào tạo: Điện tử công nghiệp

Mã nghề Cao đẳng: 6520225

Mã nghề Trung cấp: 5520225

Liên kết hữu ích

Đang cập nhật...

Video hữu ích

Đang cập nhật...

Hình ảnh hữu ích

Đang cập nhật...

Đang cập nhật...